Du lịch phá Tam Giang Huế – Phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á

pha-tam-giag-trong-anh-binh-minh

 

Phá Tam Giang được biết đến là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Không chỉ dừng lại ở đó nơi này còn được biết đến là một trong những điểm du lịch đẹp và hấp dẫn bậc nhất ở Huế. Du lịch Phá Tam Giang Huế mang trong mình nét đẹp hoang sơ, vắng lặng, bình yên; khiến ai ai cũng phải ngỡ ngàng và quyến luyến. Bài viết này VIVU sẽ bật mí chia sẻ những kinh nghiệm du lịch phá Tam Giang; để giúp bạn có một chuyến đi thuận lợi, tiết kiệm thời gian, sức lực và tiền bạc nhất. 

Phá Tam Giang ở đâu? Đường đi đến phá?

Phá Tam Giang ( phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang -Cầu Hai) cách Huế 15km; đi xuôi từ biển Thuận An về Quảng Trị. Để đến được phá Tam Giang có 2 cách, đó là:

+ Cách 1: Quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 11km.

+ Cách 2: Xuất phát từ thành phố Huế, phá Tam Giang cách Huế khoảng 12 km. Khu du lịch này thuộc địa phận 4 huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang và Hương Trà.

Du khách muốn tới được khu vực phá Tam Giang có thể thuê dịch vụ ô tô; hoặc xe máy với giá dao động từ 100.000 – 150.000 VNĐ/xe/ngày. Trên con đường dịch chuyển tới Tam Giang, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của những khu làng; những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay và những rặng phi lao cao vút; tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình, bình yên đến lạ.

Xem thêm: Check-in làng hương Thủy Xuân Huế

pha tam giag trong anh binh minh

Thời điểm du lịch phá Tam Giang Huế thích hợp nhất

Nhiều du khách băn khoăn khi đã có kế hoạch khám phá đầm nhưng lại không biết nên lựa chọn thời điểm nào. Thời gian tuyệt nhất là từ 5h30 sáng đến 17h30 chiều. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội ngắm phá vào bình minh; lúc sáng sớm tinh mơ hay lúc hoàng hôn buông xuống.
Cảnh tượng cả khu đầm có diện tích rộng 52km2 đắm chìm trong không gian ánh vàng; đỏ rực rỡ khiến bạn phải mê hoặc khó rời xa được.

Tại sao gọi là sự tích phá Tam Giang Huế?

Nhiều du khách khi được các hướng dẫn viên thuyết minh về sử tích phá Tam Giang; Truông Nhà Hồ đều tò mò, không biết vì sao lại gọi là phá Tam Giang. Theo đó, phá Tam Giang được biết đến là nơi giao nhau của các con sông; cửa ra biển vì hẹp nên có nhiều xoáy nước; gặp phải sóng to gió lớn lại dễ gây lật thuyền. Sau này, đến thời Nguyễn có một vị quan tên Nguyễn Đăng khoa đã có quân lính phá đáy; mở rộng cửa ra biển, từ đó cũng giảm thiểu tai nạn cho tàu thuyền.

Còn về Truông Nhà Hồ, cũng là sử tích ghi lại công ơn của ông Nguyễn Đăng Khoa. Khi được cử đi dẹp loạn trộm cướp, ông đã giả bộ làm kẻ hành khất đi ngang qua nhà Hồ; để cốt cho bọn cướp mang về sào huyệt của chúng. Tuy nhiên, trên đường đến đó ông đã âm hầm rải lúa để làm dấu; từ đó mà quân lính có thể ập vào sào huyệt để dẹp tan bọn cướp; trả lại bình yên cho người dân. Qua đó, khi khách du lịch khi nghe kể về sử tích phá Tam Giang; Truông Nhà Hồ du khách sẽ một phần nào đó hiểu hơn về lịch sử của Huế.

Tam-Giang-9-1594112779

Khám phá phá Tam Giang Huế

Làng chài Thái Dương Hạ

Tới phá Tam Giang, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm làng chài Thái Dương Hạ. Đó là một ốc đảo nhỏ trên phá. Xung quanh làng là nước được bao phủ bốn bề; làng chài cổ xưa hàng trăm năm vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ có những điều thật thú vị để khám phá về văn hoá. Mang trong mình vẻ đẹp hài hòa giữa đình làng truyền thống của người Việt; lại ẩn sâu trong mình nét văn hóa đặc trưng của đền miếu tỉnh Thừa Thiên.

thai-duong-ha

Lối kiến trúc đình khá lộng lẫy, uy nghi, thờ Thành hoàng làng là ông Trương Quý Công (hay Thương Thiều). Đây là người Đàng Ngoài; đã có công dạy cho dân làng nghề đánh bắt cá và buôn bán ghe mành. 3 năm 1 lần vào ngày 12 – 1 âm lịch, lễ hội cầu ngư được tổ chức rất long trọng; nhằm tưởng nhớ đến công ơn của ông.

thai-duong-ha-1

Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trên những ghe thuyền của ngư dân nơi đây; để trải nghiệm đánh bắt thủy sản. Hầu hết những người dân ở đầm phá sống chủ yếu bằng nghề chài lưới; đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Đàn ông dong thuyền ra khơi, đàn bà vào phá cào nghêu; chỉ với dụng cụ là cây cào, chiếc nón lá đội đầu.
Ngâm mình hàng tiếng đồng hồ dưới nước khiến cho những đôi bàn chân gầy sạm; lúc nào cũng nhợt nhạt và bấy bớt. Chứng kiến cảnh tượng này, bạn sẽ cảm nhận được sự vất vả của những người dân nơi này; để mưu sinh kiếm miếng cơ manh áo hàng ngày.

Rừng ngập mặn Rú Chá

Điểm đến tiếp theo mà VIVU muốn chia sẻ đến bạn khi đến đây đó là rừng ngập mặn Rú Chá; một “đặc sản” bao quanh phá Tam Giang. Những rặng cây ngập mặn bao phủ tựa như bức tường cây. Đi thuyền vào khu vực này dường như bạn tách biệt với thế giới bên ngoài. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những rặng cây mà nơi này còn có nguồn tôm, cá dồi dào. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn Rú Chá cũng là nơi cư trú của nhiều loài chim. Khi ánh chiều tà buông xuống, từng đàn chim bay về tổ là cảnh tượng khó quên nhất khi du lịch Rú Chá.

rừng rú chá

Check in đầm Chuồn phá Tam Giang Huế

Là một phần trong hệ thống đầm phá Tam Giang, đầm Chuồn được biết đến là một điểm check in sống ảo nổi tiếng của Huế. Ở mỗi thời điểm trong ngày, đầm Chuồn lại khoác lên mình một vẻ đẹp khác; bình dị và tinh tế. Về đầm Chuồn từ tháng 4 cho đến tháng 7; bạn sẽ được hòa vào không khí của mùa thu hoạch thủy hải sản; và tham gia vào lễ hội Tổ làng Chuồn vào ngày 15-17/7 âm lịch vô cùng đặc sắc.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Vịnh Lăng Cô Huế

dam-chuon

Ngắm nhìn hoàng hôn ở phá Tam Giang

Đến đây bạn sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp khó cưỡng nhất của phá Tam Giang vào thời điểm hoàng hôn. Khoảng 16h tới 17h30, ánh sáng vàng hồng nhuốm màu lên toàn bộ phá tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp hữu tình.

Lúc này, tiết trời chuyển dần sang gam tím, những con thuyền cập bến sau một ngày làm việc vất vả trên sông nước. Phá vào màn đêm buông xuống quá đỗi hiền hòa, thơ mộng, trữ tình. Và dĩ nhiên, không thể thiếu việc check in những bức hình lung linh đủ màu sắc lưu lại làm kỷ niệm. Thỉnh thoảng, bạn lại nghe tiếng hò Huế văng vẳng đâu đó khiến người nghe man mác cõi lòng.

kham-pha-ve-dep-hut-hon-cua-pha-tam-giang

Những lưu ý khi du lịch phá Tam Giang Huế

Nếu muốn đi “săn” mặt trời, hãy khởi hành từ 5h. Muốn chiêm ngưỡng bình minh trên phá đẹp thơ mộng thì bạn hãy sắp xếp đi sớm nhé. Nếu 6h, 6h30 mới tới nơi thì mặt trời đã lên hết rồi đó! Thời điểm “vàng” để đón bình minh là khoảng 5h30, do vậy nhớ dậy sớm, chuẩn bị đi từ tầm 5h sáng nhen.

Chuẩn bị thêm một bộ đồ trong túi xách. Đi chơi vùng sông nước nhiều khi chơi “vui quá” có thể ướt mất quần áo. Bạn có thể mang thêm một bộ gọn nhẹ để thay trong trường hợp cần kíp nha.

Chuẩn bị Google Map, mạng 4G. Nếu lựa chọn khám phá Phá Tam Giang bằng xe máy thì Google Map sẽ là trợ thủ cực kì hữu ích khi bạn muốn tìm đường đi đấy. Mang theo một chiếc điện thoại có mạng để tra cứu nếu lỡ lạc đường nè.

song nuoc may troi pha tam giang

Du lịch phá Tam Giang Huế ăn món gì ngon?

Nếu đã đến phá Tam Giang Huế mà lại chưa thưởng thức các món đặc sản của nơi đây thật đáng tiếc. Ở trung tâm thành phố có bán nhiều món bánh như lọc, bèo, nậm, nem tré nhưng nói đến hải sản thì phải ra biển hoặc là những vùng đầm phá như thế này mới ngon và rẻ.

top_5_tinh_hoa_am_thuc_hue.-01


Sau chuỗi thời gian khám phá, vẻ đẹp phá Tam Giang là đến lúc bạn dừng chân thưởng thức một vài món ngon nơi này. Ghé thăm bất cứ một hoặc hai ngôi nhà chòi trên phá, nhâm nhi một vài món hải sản nướng. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn cảm nhận được một cuộc sống bình yên mộc mạc quá đỗi, khác xa với nhịp sống bộn bề của ngày thường nơi phố thị xa hoa. Chỉ cần một ngày là bạn đã trải nghiệm gần như hầu hết vẻ đẹp nơi này. Còn chần chừ gì nữa mà không cùng VIVU khám phá vẻ đẹp nơi này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *