TOP 10 địa điểm du lịch Cao Bằng nổi tiếng nhất 2021

Vẻ đẹp Cao Bằng

  Nằm ở biên giới phía Bắc Việt Nam, nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ, non nước hữu tình, du lịch Cao Bằng sẽ là lựa chọn tuyệt vời đối với những bạn thích sự bình yên, muốn khám phá những vùng văn hóa, đặc sắc của đồng bào người Tày, Nùng, tìm hiểu lịch sử văn hóa dân tộc,…

  Hôm nay, Checkin Việt Nam sẽ cung cấp một số thông tin, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong chuyến đi du lịch Cao Bằng nhé!

Giới thiệu về Cao Bằng

Cao Bằng ở đâu? Lịch sử phát triển như thế nào?

  Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, phía bắc và đông bắc giáp với khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc; phía Tây giáp với Hà Giang; phía Tây Nam giáp với Tuyên Quang; phía Nam giáp với Bắc Cạn và Lạng Sơn.

  Đây là vùng đất cổ, thời Hùng Vương đã thuộc bộ Vũ Đinh. Năm 1594-1677, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, ba đời vua đều đóng đô ở Cao Bình ( thuộc Hòa An, Cao bằng ngày nay). Khi đến đây, nhà Mạc đã cho tu sửa, xây thành cao lên để phòng thủ triều đình vua Lê – chúa Trịnh. 

  Cao Bằng được lập thành tỉnh từ năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng. Đây còn là mảnh đất hình thành và nuôi dưỡng những lá cờ đầu của Cách mạng Việt Nam. Nơi Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên về nước sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, nơi sinh ra anh Kim Đồng – Đội trưởng đầu tiên của Đội thiếu nhi đồng cứu quốc. Đây cũng chính là nơi thành lập lên Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

  Thời tiết, khí hậu và cảnh quan của Cao Bằng

  Khí hậu của Cao Bằng mang kiểu khí hậu đặc trưng của Việt Nam – Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu tác động bởi tính chất lục địa. Cao Bằng là tỉnh cửa ngõ đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên vào Việt Nam, do vậy mùa đông ở Cao Bằng thường đến sớm và kết thúc muộn hơn các tỉnh thành phía Bắc, cộng thêm tính chất lục địa nên mùa đông, không khí rất khô. 

  Khí hậu và địa hình đã làm cho Cao Bằng có những phân hóa về cảnh quan, tạo nên tính đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch Cao Bằng.

Cảnh quan thiên nhiên kết hợp với sự lao động của côn người tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp
Cảnh quan thiên nhiên kết hợp với sự lao động của côn người tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp

 Văn hóa và con người

   Với diện 6700 Km2, Cao Bằng là nơi sinh sống của 28 đồng bào dân tộc. Trong đó, nhiều nhất là đồng bào người Tày (chiếm hoan 40% dân số toàn tỉnh), sau đó đến người Nùng, người H’Mông, người Dao, người Việt,…Những nét văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc đã tạo cho Cao Bằng nhưng sắc màu văn hóa, đa dạng phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đây mảnh đất có truyền thống cách mạnh lâu đời, nơi khởi nguồn cho cách mạng Việt Nam.

 Giới thiệu về du lịch Cao Bằng

  Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, cùng với những nét văn hóa đặc sắc, từ lâu đã là điểm đến thu hút khách du lịch. Đặc biệt, năm 2018, UNESCO đã chính thức công nhận Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu, với danh hiệu này, Cao Bằng càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn từ khách du lịch trong và ngoài nước. 

  Khi đến du lịch Cao Bằng, địa điểm được nhiều du khách đến nhiều nhất đó chính là Thác Bản Giốc – một trong 10 thác nước đẹp nhất Thế giới. Bạn cũng có thể ghé thăm động Ngườm Ngao, hồ Thang Heng, thác Nặm Trá,… là những điểm đến tự nhiên của Cao Bằng.

  Về văn hóa lịch sử, bạn nhất định phải đến khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, nơi đâu vừa là nơi “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”, hay đến thăm khu di tích Kim Đồng,… Đến đây, bạn sẽ được nghe thuyết minh từ những anh chị trong trang phục dân tộc Tày địa phương, vào các bản làng người Tày, người Nùng, tìm hiểu những nét đặc trưng của đồng bào dân tộc.

TOP 10 địa điểm du lịch Cao Bằng được yêu thích nhất 2021

Thác Bản Giốc

  Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng, đây được xem là địa điểm thu hút khách du lịch nhất Cao Bằng. Với sự hùng vĩ, dữ dội của mình thác Bản Giốc là ngọn thác tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, là thác nước lớn thứ 4 thế giới nằm trên đường biên giới Quốc gia. Nhưng không chỉ dữ dội ngọn thác này cũng có những nét mộng mơ, hiền hòa và sâu lắng bởi vậy Thác Bản Giốc còn lọt vào top 10 thác nước đẹp nhất thế giới.

Thác Bản Giốc - Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nơi địa đầu tổ quốc
Thác Bản Giốc – Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nơi địa đầu tổ quốc

   Ngoài những danh hiệu, Thác Bản Giốc còn mang trong mình một câu chuyện tình buồn của cô gái xinh đẹp người Tày và người yêu. Cô gái này rất xinh đẹp và lọt vào mắt xanh của một vị hoàng tử, nhưng nàng đã đem lòng yêu chàng trai. Họ đã liều mình chạy trốn, sau những ngày dài bỏ chạy, hai người đã dừng lại tại vị trí thác bây giờ, vì quá kiệt sức hai người đã mất tại đây. Ngay sau đó, trời đổ mưa tầm tã, sét đánh dữ dội và hình thành lên thác Bản Giốc.

   Người ta đồn rằng ngọn thác ở giữa chia ba tầng, có hai tầng sát nhau như tư thế đôi tình nhân ôm nhau vào lòng và cả hai cùng khóc. Giọt nước mắt chảy dài thành dòng thác cuồn cuộn. Còn ngọn thác bên phải từ chân thác nhìn lên đổ ầm ào không ngớt là hình ảnh của vị hoàng tử nọ.

Động Ngườm Ngoa

  Nằm ngay gần Thác Bản Giốc, thuộc Bản Gun, xã Đàm Thủy, Trùng Khánh,  Theo người dân địa phương, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là Ngườm Ngao (có nghĩa là Động Hổ). Đến Ngườm Ngao, có hai điểm rất thu hút khách tham quan, đó là khu vực đài sen úp ngược và “cột đá tứ trụ”. 

  Còn “cột đá tứ trụ” được nằm ở khu vực trung tâm động, với bốn cột đá dựng thành vách giống như cột chống trời khổng lồ vậy. Khu trung tâm hang động với diện tích rộng lớn nhất và cuối cùng là khu châu báu. Gọi là khu châu báu là bởi nơi đây có những tảng thạch nhũ lấp lánh trông giống với kho báu vàng bạc được ẩn giấu bên trong hang động vậy.

Cột đá tứ trụ nằm giữa trung tâm động Ngườm Ngoa
Cột đá tứ trụ nằm giữa trung tâm động Ngườm Ngoa

  Hai điểm “hút” du khách chụp ảnh đông nhất là đài sen úp ngược và cột đá cô đơn. Không chỉ đẹp đến mê mẩn, mà sự tích về điểm “check in đệ nhất Ngườm Ngao” cũng thú vị không kém. Chuyện kể rằng ngày xưa có một vị phật ngồi trên đài sen tu mãi mà không thành chính quả, vì quá buồn chán, phẫn chí nên ngài đã úp ngược đài sen xuống, còn mình thì biến thành cột đá đứng bên cạnh. Nếu như hứng được những giọt nước từ bàn tay Phật rớt xuống, bạn xoa lên mặt sẽ gặp được nhiều điều may mắn.

Bông hoa sen úp ngược trong động Ngườm Ngoa
Bông hoa sen úp ngược trong động Ngườm Ngoa

  Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Cao Bằng mới chỉ khai thác được khoảng 1km cho du khách tham quan thưởng ngoạn, nhưng động Ngườm Ngao được đánh giá là một trong số những hang động đẹp của cả nước, được ví như “Phong Nha Kẻ Bàng của miền Bắc’, tiềm năm lớn cho du lịch Cao Bằng.

Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

 Khu di tích nằm tại xã Trường Hà – Hà Quảng, gồm rất nhiều cụm, trong đó nổi bật nhất là cụm di tích khu vực Đầu Nguồn, bao gồm nhiều di tích trong đó có 2 di tích tiêu biểu:

  • Hang Cốc Bó (tiếng Nùng là đầu nguồn”, đây chính là nơi bác đã sống và làm việc trong thời kỳ khai sinh của Đảng Cộng Sản Việt Nam, là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng
  • Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở đầu tiên khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng 

  Khu di tích trung tâm bao gồm: Nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà trưng bày, khu ruộng Nà Cang nơi tổ chức meeting đón Bác về thăm năm 1961.

  Cụm di tích Bò Bẩm. Gồm có suối Lê Nin – Núi Các Mác: Đây là con suối và ngọn núi được Bác Hồ đặt tên khi về đây để tưởng nhớ 2 người thầy đã mang ánh sáng, soi đường cho Cách mạng Việt Nam. Cảnh quan ở đây cũng rất đẹp, màu nước suối xanh biếc, in bóng núi, rất nên thơ. Gần đó là nhà ông Dương Văn Đình, nơi Bác thường xuyên tổ chức tuyên truyền về cách mạng.

  Cụm di tích Khuổi Năm: Đây là nơi Bác ở lâu nhất trong thời gian cư trú tại Cao Bằng và được các đồng chí bảo về, gần đó là hang Slí và hang Diêm là nơi được Bác sử dụng là hòm thư bí mật. 

  Cụm di tích Kim Đồng, gồm có: Mộ Kim Đồng, Pó Đoi – nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc, hang Nộc Én – nơi anh Kim Đồng được Bác giao nhiệm vụ liên lạc, bảo  vệ cách mạng.

Hồ Thang Hen

  Hồ Thang Hen nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng.  Tên của Hồ Thang Hen được lấy theo tiếng địa phương, hiểu là “đuôi ong”, vì từ  trên cao phóng tầm nhìn xuống bạn sẽ liên tưởng ngay đến hình dáng của đuôi con ong.

Dòng suối Lê Nin xanh biếc bên cạnh núi Các - Mác
Dòng suối Lê Nin xanh biếc bên cạnh núi Các – Mác

   Nơi đây, cảnh sắc đẹp như tranh, mặt hồ được ví như một chiếc gương ngọc bích long lanh, nằm gọn gàng giữa những tán rừng, triền núi, cảnh quan non nước rất hữu tình. Bạn sẽ phải đắm chìm trong khung cảnh xung quanh, với những tán rừng già, trám trắng, trắm đen, xen lẫn những mỏm đá tai mèo,… Vào thăm bản làng của người Tày, người Nùng quanh đó, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực,..

Núi Mắt Thần – Thác Nặm Trá 

  Nằm cùng huyện Trà Lĩnh nằm trong quần thể hồ Thang Hen, núi Mắt Thần và thác Nặm Trà là điểm đến được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và vô cùng quyến rũ với những bãi cỏ thảo nguyên mênh mông bên những hồ nước xanh bát ngát cả một vùng trời. 

  Núi Mắt Thần còn có tên gọi địa phương là “Phja Piót” tức là núi thủng. Sở dĩ gọi như vậy là vì hình dáng bên ngoài của ngọn núi ở phía trên đỉnh có một hang thủng hình tròn tựa như “con mắt” của núi với đường kính hơn 50m, đây là ngọn núi độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Núi Mắt Thần - địa điểm nhiều bạn trẻ truy lùng
Núi Mắt Thần – địa điểm nhiều bạn trẻ truy lùng

  Thác Nặm Trà là thác nước không cao và nhiều tầng nhưng có rất nhiều dòng chảy uốn lượn giữa các mỏm đá màu xám lô nhô tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ. Điểm tô thêm cho vẻ đẹp của thác là những cây xanh và các sắc hoa rừng… bao quanh nên cảnh sắc rất sinh động.

 Hai địa điểm trên đều là hai điểm được nhiều bạn trẻ, đặc biệt là đối với những bạn di chuyển bằng 

Vườn Quốc Gia Phja Oắc – Phja Đén

   Đây là vườn Quốc Gia thuộc trong khu vực công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 63 km. Núi rừng Phja Oắc – Phia Đén đẹp hút hồn bất cứ ai mới đến lần đầu. Đây là nơi nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm, là viên ngọc xanh của du lịch Cao Bằng.

Mùa đông tại vườn Quốc Gia Phja Oắc – Phja Đén
Mùa đông tại vườn Quốc Gia Phja Oắc – Phja Đén

Thiền viện Trúc lâm Bản Giốc

   Mới được khánh thành năm 2014, như Thiền viện Trúc lâm Bản Giốc là điểm đến được rất nhiều khách du lịch. Đây là ngôi chùa linh thiêng nằm ở vùng địa đầu tổ quốc, từ trên thiền viện, bạn cũng có thể thấy được thác Bản Giốc từ phía xa, bao quát được cả thác. 

Từ Thiền viện Trúc lâm Bản Giốc bạn có thể thấy được thác Bản Giốc ở một góc khác
Từ Thiền viện Trúc lâm Bản Giốc bạn có thể thấy được thác Bản Giốc ở một góc khác

Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo

   Đây là một “địa chỉ đỏ” của Cách mạng Việt Nam, khu di tích rừng Trần Hưng Đạo là nơi nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ huy.

Bức phù điêu tái hiện hình ảnh 34 chiến sĩ dầu tiên của Đội thiếu niên tuyên truyền giải phóng quan
Bức phù điêu tái hiện hình ảnh 34 chiến sĩ dầu tiên của Đội thiếu niên tuyên truyền giải phóng quan

  Tại đây hiện có bức phù điêu lớn 34 chiến sỹ trong buổi lễ thành lập Đội Việt nam tuyên truyền Giải phóng quân năm ấy. Bên cạnh những ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, rừng Trần Hưng Đạo còn mang một vẻ đẹp hoang sơ kỳ vỹ của một cánh rừng nguyên sinh, với nhiều động thực vật đa dạng và phong phú. Du lịch Cao Bằng đến với nơi đây, bạn sẽ vừa được tìm hiểu về lịch sử vừa được thả mình vào thiên nhiên kỳ vỹ nơi địa đầu tổ quốc.

Đồi thông Thiên Sơn Thịnh An 

  Cứ ngỡ là đang lạc đến Đà Lạt, nhưng thực ra đây là điểm check in cực chất tại Cao Bằng. Tới đây bạn có thể tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ hoàn toàn miễn phí suốt cả ngày đêm, nên với những bạn đam mê ca hát thì như được “thả hổ về rừng”. Hay bạn có thể tổ chức cắm lều, trại, nướng gà, nướng thịt tại đây cả ngày và đêm đều được, nhưng bạn sẽ cần phải trả phí vé vào. Khoảng 20.000 – 30.000VNĐ/người

Đồi thông Thiên Sơn Thịnh An địa điểm "check in" như ở Đà Lạt
Đồi thông Thiên Sơn Thịnh An địa điểm “check in” như ở Đà Lạt

Di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong

  Khu di tích lưu niệm được xây dựng trên chính ngôi nhà của gia đình anh hùng Hoàng Đình Gióng, thiết kế theo nguyên bản của căn nhà cũ. Năm 1988, khu di tích này đã  được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Khu di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong
Khu di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong

  Đồng chí Hoàng Đình Giong là người dân tộc Tày, từ khi còn nhỏ, Hoàng Đình Giong là một học sinh thông minh, học giỏi, sớm có tinh thần yêu nước, ghét thực dân đế quốc. Ông chính một nhà lãnh đạo xuất sắc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, một vị tướng cầm quân văn võ song toàn.

 Du lịch Cao Bằng ăn gì?

Ẩm thực Cao bằng là thứ mà bất kì vị khách sau khi du lịch Cao Bằng chắc chắn không thể quên. Với bàn tay khéo léo và tinh tế mang đậm bản sắc dân tộc. Bà con đồng bào các dân tộc Cao Bằng đã tạo ra những món ngon mà chỉ ăn một lần thôi là đủ nhớ mãi về sau. Check In sẽ giới thiệu tới bạn một số món đặc sản tiêu biểu, hy vọng bạn sẽ trải nghiệm được hết những món ăn này khi đi du lịch Cao Bằng.

Bánh Coóng Phù 

 Bánh này chính là bánh trôi của miền xuôi, nhưng khác biệt ở chỗ nhân bánh được làm bằng lạc rang giã nhỏ, vỏ bánh làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Gạo sẽ được trộn với nước lá dứa, lá cẩm, gấc để có thêm màu sắc và hương vị.

Bánh Coóng Phù (bánh trôi) món ăn đặc sắc Cao Bằng
Bánh Coóng Phù (bánh trôi) món ăn đặc sắc Cao Bằng

Bánh cuốn Cao Bằng

   Hà Nội có bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nam thì có bánh cuốn Phủ Lý, còn nên tới Cao Bằng thì có bánh cuốn Cao Bằng. Bánh được dùng loại gạo Đoàn Kết, chỉ được trồng trên ruộng nương Cao Bằng, bởi thế mà loại bánh này có màu hơi đục chứ không trắng như các loại bánh cuốn khác. Khi dùng loại bánh này tráng bánh cuốn, bánh sẽ dai và thơm hơn.

Bánh cuốn Cao Bàng - Món ăn không thể bỏ lỡ khi du lịch Cao Bằng
Bánh cuốn Cao Bàng – Món ăn không thể bỏ lỡ khi du lịch Cao Bằng

  Đặc biệt, nếu các loại bánh cuốn mọi nơi đều chọn nước mắn làm đồ chấm, thì bánh cuốn Cao Bằng lại chọn nước xương ninh nhừ, ngọt lịm. Bạn có thể gọi bánh cuốn trứng, tức là khi bánh còn trên khuôn, họ sẽ đập 1 quả trứng xuống, đậy vung, chính bánh rồi cuộn lại. Nhìn bát nước chấm ngọt xương, bánh cuốn nóng hỏi, them tí hàng phi, rau thơ nữa, đó sẽ là một trải nghiệm ẩm thực khó quên của bạn khi tới du lịch Cao Bằng

Bánh Áp Chao

 Mùa đông ở Cao Bằng, trên những hàng quán nhỏ hoặc vỉ hè người ta bày bán rất nhiều loại bánh này. Bề ngoài, bánh khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.

Bánh Áp Chao đặc biệt ở chỗ nhân bánh dược làm bằng thịt vịt, là món ăn của đồng bào Cao Bằng, Lạng Sơn
Bánh Áp Chao đặc biệt ở chỗ nhân bánh dược làm bằng thịt vịt, là món ăn của đồng bào Cao Bằng, Lạng Sơn

Vịt quay bảy vị

   Đây là món ăn nức tiếng tại Cao Bằng, gọi là vịt quay 7 vị vì món vịt này được nêm ướp đủ 7 vị là: gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ, quả móc mật khô. Món vịt quay 7 vị Cao Bằng khá cầu kỳ trong cách chế biến mà không phải ai cũng có thể làm được. Ngay từ khâu chọn vịt đã cần tỉ mỉ hết sức, ướp gia vị đến lúc quay vịt. 

Vịt quay bảy vị - món ăn nhất định phải thử khi du lịch Cao Bằng
Vịt quay bảy vị – món ăn nhất định phải thử khi du lịch Cao Bằng

  Ngồi trông vịt quay, màu thịt rộm vàng lên qua mỗi lượt lửa hồng, mũi ngào ngạt mùi thơm của thịt vịt nướng và không khỏi thèm thuồng bởi mùi hương quyến rũ do mật và mỡ bắt lửa cháy xèo xèo.

 Miến dong đen

  Từ lâu, Cao Bằng nổi tiếng có sản phẩm miến dong đen được làm từ bột dong riềng nguyên chất, ngon, sợi miến bóng, giòn, dai, có hương vị của bột dong riềng. 

Miến dong đen - đặc sản Cao Bàng
Miến dong đen – đặc sản Cao Bàng

  Trong những ngày lễ tết, miến dong đen là món không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân Cao Bằng, cùng chính bởi chất liệu sản xuất tự nhiên nên khách khi đi du lịch Cao Bằng rất hay mua món đặc này về.

 Bánh Trứng Kiến

   Du lịch Cao Bằng vào dịp tháng 4, tháng 5 hàng năm, là bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món bánh trứng kiến của đồng bào Tày. Lúc này bà con cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh. Bánh có vị ngậy ngậy của trưng kiến, dẻo dẻo của cỏ bánh, là món ngon nên thử khi du lịch Cao Bằng.

Du lịch Cao Bằng - vào tháng 3, tháng 4 thì bạn có thể thưởng thức món bánh trứng kiến
Du lịch Cao Bằng – vào tháng 3, tháng 4 thì bạn có thể thưởng thức món bánh trứng kiến

 Rau dạ hiến

  Rau dạ hiến hay còn được gọi là rau bồ khai hay dạ hiến, thường mọc hoang ở những vùng núi đá. Đây là loại cây thân dây rất giòn, loài rau này lên xanh mơn mỏn, đã mắt mà không cần phải chăm sóc. Chúng không sống ở những vùng đất màu mỡ mà mọc trên núi đá, chia làm nhiều nhánh, bò, bám theo các thân cây gỗ vươn lên lấy ánh sáng mặt trời. 

 Rau dạ hiến - món ngon bình dị, dân dã
Rau dạ hiến – món ngon bình dị, dân dã

 Lạp sườn Cao Bằng

  Lạp sườn Cao Bằng được chế biến rất cầu kỳ. Nhân được làm bằng thịt thăn, thịt vai, tẩm ướp các loại gia vị, thêm chút mật ong và không thể thiếu ít rượu trắng, chút gừng và ít quả mắc mật khô xay nhỏ.

Lạp sườn Cao Bằng, món đặc sản hay được khách du lịch mua về làm quà
Lạp sườn Cao Bằng, món đặc sản hay được khách du lịch mua về làm quà

  Sau khi làm xong sẽ mấy khoảng 2 đến 3 ngày phơi khô nắng,  rồi treo lên bếp lửa, khói và hơi nóng của bếp lửa sẽ làm cho miếng thịt săn và ngon hơn. Cắn những miếng đầu tiên, cảm nhận hương vị khó quên của Lạp sườn sẽ khiến bạn nhớ hương vị này. Đây cũng là đặc sản mà du khách rất hay mua về làm quà khi đi du lịch Cao Bằng về.

 Bánh Khảo

  Đây là loại bánh được thấy nhiều nhất vào dịp Tết và là món bánh không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người Tày mỗi dịp tết đến xuân về. Cứ khoảng ngoài 20 tháng Chạp là nhà nhà dục dịch làm bánh Khảo đón Tết. 

Bánh Khảo - món bánh độc đáo của đồng bào người Tày
Bánh Khảo – món bánh độc đáo của đồng bào người Tày

  Bánh Khảo có vị ngọt, bùi bùi, thơm hương gạo nếp. Người Tày thường trộn thêm nhân lạc, đậu xanh, vừng đen hoặc thịt mỡ làm nhân bánh. Sau đó, dưới bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị, bánh sẽ được gói thành các phong hình chữ nhật vuông vắn,

 Bánh chè lam

  Không bùi như bánh Khảo, không ngậy như bánh trứng kiến, bánh chè lam lại mềm và dẻo. Bánh được làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức mới cảm nhận được vị dẻo của bột nếp, vị ngọt của mật, chút cay của gừng, bùi bùi của lạc. Người dân Cao Bằng thường ăn bánh chè lam uống thêm tách trà nóng, vậy mới đúng vị. Có cơ hội du lịch Cao Bằng thì hãy thử ngay nhé!

Bánh chè Lam phải uống với nước chè thì mới là đúng vị
Bánh chè Lam phải uống với nước chè thì mới là đúng vị

 

 Hạt dẻ Trung Khánh

Hạt dẻ hay tên gọi khác là hạt sơn hạnh đào. Mặc dù hạt dẻ thường được trồng ở nhiều mảnh đất khác nhau thế nhưng có thể nói hạt dẻ ở Trùng Khánh Cao Bằng luôn là một đặc sản hấp dẫn bất kì ai khi đã được thưởng thức dù chỉ là một lần. Hạt dẻ Trùng Khánh nhiều gai xù xì, hình tròn đều.

Hạt dẻ Cao Bằng
Hạt dẻ Cao Bằng

Quả màu nâu đều, hạt to là quả được hái đúng vụ. Khi chín, vỏ của hạt dẻ có màu hỗn hợp giữa nâu với màu tía. Bà con dân tộc ở Trùng Khánh có cách bán thú vị, đếm hạt để tính tiền, hạt dẻ loại 1 có giá từ 60.000 – 80.000 đồng/100 hạt.

Checkin Việt Nam vừa chia sẻ tới bạn những thông tin về du lịch Cao Bằng, tuy nhiên “trăm nghe không bằng một thấy”, hãy chuẩn bị cho mình chuyến du lịch Cao Bằng sớm nhất nhé! Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và nhiều ý nghĩa!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *