TOP 10 địa điểm du lịch Hòa Bình độc đáo nhất 2021

Hòa Bình được xem là thủ phủ của người Mường

  Tỉnh Hoà Bình hiện nay là vùng đất được biết đến như cái nối của một nền văn hoá cội nguồn mang tên văn hoá Hoà Bình. Đến du lịch Hoà Bình bên cạnh thăm thú những vẻ đẹp của thiên nhiên, khám phá nền văn hoá của các dân tộc, bạn còn được nghe những truyền thuyết được lưu truyền ngàn đời như Đẻ đất đẻ nước, Thần trụ trời … 

  Người Mường sống ở Hoà Bình chiếm 63% dân số toàn tỉnh. Vì vậy nơi đây được xem như thủ phủ của họ. Trải nghiệm du lịch của bạn trong một bản làng người Mường cũng sẽ giúp bạn hình dung cuộc sống, tập tục của chính ông cha ta. Theo những nghiên cứu gần đây, người Mường và người Việt có thể có cùng một nguồn gốc. 

 Hãy cùng Check In Việt Nam du lịch Hòa Bình để khám phá, tìm hiểu về miền đất “xứ Mường” này nhé!

Giới thiệu về Hòa Bình

  Hòa Bình ở đâu? Lịch sử hình thành thế nào?

 Hòa Bình là một tỉnh miền núi, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp phía đông giáp Hà Nam, Ninh Bình và thủ đô Hà Nội tỉnh Hòa Bình có các lợi thế về giao thông, tiềm năng du lịch rất lớn…

 Được thành lập từ năm 1886, trước đây tên tỉnh được thực dân Pháp đặt là tỉnh Mường, nhắm chia rẽ dân tộc. Đến năm 1896, sau khi nghĩa quân Đốc Quân công sứ Pháp Rougery giết, tên tỉnh được đổi thành Hòa Bình. Sau nhiều lần xác nhận và tách huyện, Hòa Bình hiện nay có 10 huyện và 1 thành phố là thành phố Hòa Bình. 

  Khí hậu, thời tiết và thiên nhiên Hòa Bình

  Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10,nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C.

Chênh lệch nhiệt độ hai mùa khá cao, vào tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, khoảng 27 – 29°C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 – 16,5 °C.

  Văn hóa con người

Với diện tích hơn 4591 Km2, Hòa Bình là nơi sinh sống của 6 dân tộc sinh sống, trong đó người Mường đông nhất (chiếm 63% dân số của tỉnh), sau đó là người Kinh, người Thái, người Tày, người Mông và người Hoa.

Hòa Bình được xem là thủ phủ của người Mường
Hòa Bình được xem là thủ phủ của người Mường

Hòa Bình được xem là thủ phủ của người Mường bởi đa số nhóm người Mường tập trung sinh sống ở đây. Các nhà dân tộc học ngôn ngữ đưa ra thuyết cho rằng người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt – Mường cổ.

Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng là tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công Giáo, Phật Giáo.

Du lịch Hòa Bình có gì?

  Giới thiệu về du lịch Hòa Bình

  Là một tỉnh có cả điều kiện tự nhiên và điều kiện văn hóa xã hội thuận lợi, Hòa Bình đã và đang phát triển cả du lịch tự nhiên cùng du lịch nhân văn. Hòa  Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất lớn, một số điểm du lịch như Vườn quốc Gia Cúc Phương, Thung Nai, hồ thủy điện Hòa Bình, khu bản tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, suối khoáng Kim Bôi, khu bản tồn thiên nhiên Phu Canh, Hang kia – Pà Cò, Thượng Tiến, Pú Luông, Ngọc Sơn – Ngổ Luông; có giá trị lợi thế cho phát triển du lịch.

  Đây cũng là nơi cư trú của đồng bào nhiều dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, H’Mông, Dao … Đây là yếu tố tạo nên sự đa dạng , nét độc đáo của văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình – sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. 

 Nét độc đáo của văn hóa các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống…Trên địa bản tỉnh Hòa Bình hiện nay có một số bản làng khai thác phục vụ du lịch như bản Giang Mỗ, bản Văn, bản Lác, bản Tòng, huyện Mai Châu…

Top 10 điểm đến du lịch Hòa Bình 

1. Thủy điện Hòa Bình

Đây được xem là công trình vĩ đại của Việt Nam thế kỷ XX, được khởi công xây dựng vào năm 1979, năm 1991, được các kỹ sư người Liên Xô sang giúp đỡ, hỗ trợ và hướng dẫn vận hành. Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á từ lúc khánh thành vào năm 1994 đến năm 2012 (Bị phá kỷ lục bởi thủy điện Sơn La). 

Nhà máy thủy điện Hòa Bình - Công trình thế kỉ của Việt Nam
Nhà máy thủy điện Hòa Bình – Công trình thế kỉ của Việt Nam

  Đến đây bạn sẽ có cơ hội được tham quan 8 tổ máy (mỗi tổ máy công xuất 240 MW), bảo tàng, đập thủy điện, nơi lưu trữ những hiện vật liên quan đến quá trình xây dựng đập, thăm bức thư thế kỷ gửi thế hệ tương lai sẽ được mở vào năm 2100. Thủy điện Hòa Bình gần như là điểm đến mà gần như các đoàn không thể bỏ sót khi du lịch Hòa Bình, du lịch Tây Bắc.

2. Thung Nai 

 Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà năm huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 120km được xem là một “Vịnh Hạ Long trên núi”. Khoảng cách từ Hà Nội đến Thung Nai không quá xa, chỉ mất khoảng 3 tiếng để di chuyển . Xưa đây vốn là xứ Mường Thàng, một trong những nơi sinh sống trù phú nổi tiếng của người Mường.

Thung Nai được ví như "Vinh Hạ Long trên cạn"
Thung Nai được ví như “Vinh Hạ Long trên cạn”

  Tại Thung Nai mới xuất hiện 1 bản du lịch mới, đó là bản Mu, nằm giữa thung lũng được bao quanh bởi những cánh rừng rậm rạp và cũng là một bản người Mường. Bên cạnh những bản làng dân tộc nổi tiếng khác, bản Mu là một lựa chọn thú vị nếu bạn đến Thung Nai và muốn trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo người dân bản Mu.

3. Đền Thác Bờ

Đền Thác Bờ là một điểm đến nằm trong chuỗi du lịch lòng hồ Hòa Bình, đền thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, nơi này thờ bà Đinh Thị Vân, lãnh chúa người Mường  và một bà người Dao đã giúp vua Lê Lợi vận chuyển quân lương vượt qua Thác Bờ tiến lên châu Mường Lễ, thuộc Lai Châu dẹp loạn đèo Cát Hãn.

Đền Bà Chúa Thác Bờ - Ngôi đền linh thiêng giữa mênh mông sóng nước
Đền Bà Chúa Thác Bờ – Ngôi đền linh thiêng giữa mênh mông sóng nước

Sau khi mất, hai bà thường hiển linh phù hộ cho nhân dân trong vùng mưa thuận, gió hòa, giúp dân vượt thác an toàn. Cũng chính vì vậy mà nhân dân trong vùng phong cả hai là Bà chúa Thác Bờ và lập đền thờ phụng. Khách đên du lịch Hòa Bình cũng rất thích đến đây để khấn cầu với hai bà, mong được may mắn, bình an, tài lộc,…

4. Bản Ngòi

Đây là một bản nhỏ nằm ở huyện Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 22km theo hướng đường thủy. Bản Ngòi còn có tên gọi khác là “Bưa Dâm”, hiện nay chưa có đường bộ đến bản mà chúng ta phải đi bằng thuyền qua hồ thủy điện Hòa Bình. 

Tên “Bưa Dâm” theo tiếng Mường, còn Bưa tức là vạt đất bằng phẳng ở núi cao, Dâm là nơi có nhiều cây gỗ lớn. Bao quanh bản là  những rặng núi đá vôi còn nguyên những thảm thực vật nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú.

Chèo thuyền kayak tại bản Ngòi
Chèo thuyền kayak tại bản Ngòi

  Trong bản còn có những địa Karst tuyệt đẹp như Hang Dơi, Hoa Tiên. Trong bản có khoảng 90 hộ dân, đang sinh sống chủ yếu dựa trên hoạt động nuôi trồng đánh bắt hải sản.

  Tại bản Ngòi, bạn sẽ được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của người dân địa phương như cá ngạnh xông hơi, cá trắm nướng, cỗ lá lợn bản, xôi màu,…Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động thể thao dưới nước vui nhộn như chèo SUP, chèo kayak, chèo máng,..; xem các tiết mục đặc sắc như cồng chiêng đón khách, múa xênh tiền, múa sạp hoặc tham gia các chuyến trekking tới bản Ba Khan – Mai Châu. Trong tương lai gần, bản Ngòi sẽ được đầu tư xây dựng, trở thành điểm du lịch trọng điểm của du lịch Hòa Bình.

5. Bản Giang Mỗ 

  Nằm ở xã Bình Thanh huyện Cao Phong, bản Giang Mỗ náu mình sau những triền đồi xanh mướt. Đây là nơi sinh sống của người Mường, cả bản có 117 ngôi nhà sàn, những ngôi nhà “rùa” ở đây  có kiến trúc độc đáo tạo nên sự ấn tượng thích thú, thu hút khách du lịch khi đến thăm bản. Đó cũng chính là những nét đẹp văn hóa Mường bền vững theo thời gian. Khác với bản Ngòi, cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với công việc trồng trọt và chăn nuôi.

Những ngôi nhà độc đáo tại bản Mường Giang Mỗ
Những ngôi nhà độc đáo tại bản Mường Giang Mỗ

  Du lịch Hòa Bình về với bản Mường nằm ở chân núi Mỗ, bạn sẽ được tận hưởng không gian trong lành, bình yên giữa bạt ngàn màu xanh của cây trái và dải ruộng bậc thang; nghe tiếng róc rách giữa lưng chừng trời; thi thoảng lại được nghe câu hát nhẹ nhàng, thanh thoát vang lên bên ché rượu thơm lừng nếp mới. 

6. Hang Kia – Pà Cò

Bước ra từ khổ cực vì sự tách biệt và nguy hiểm vì tệ buôn ma túy, Hang Kia như được sinh ra một lần nữa, trở thành một điểm đến đẹp hấp dẫn du khách. Hang Kia thuộc huyện Mai Châu, cách Hà Nội chừng 150Km, trước khi đến được Hang Kia bạn phải vượt qua cùng đường đèo cheo leo cao 1200m so với mực nước biển để tới xã Pà Cò, rồi đi tiếp 10Km nữa mới đến được Hang Kia ngắm “biển mây”.

Sau một hành trình dài bạn sẽ được ngắm tận mắt "biển mây" tại Pà Cò
Sau một hành trình dài bạn sẽ được ngắm tận mắt “biển mây” tại Pà Cò

  Bạn nên đến đây vào khoảng từ tháng 10 – tháng 4, vì đây là thời điểm săn mây lý tưởng nhất tại đây. Vào tháng 3 – 4 đến đây bạn cũng sẽ được ngắm những vườn hoa mận, hoa đào bung nở rực rỡ cả khoảng trời tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Hang Kia đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đi du lịch Hòa Bình.

7. Bản Lác

  Dù là thủ phủ của người Mường, nhưng người Thái ở Mai Châu cũng rất được chú ý bởi nét văn hóa độc đáo. Bản Lác nằm trong thung lũng rộng của huyện Mai Châu, đến đây là đến với một thế giới nhỏ yên bình, lối đi gọn gàng, sạch sẽ, những ngôi nhà sàn vững chãi mà mộc mạc, đơn sơ.

Bản Lác Mai Châu - Điểm đến thu hút rất nhiều các bạn trẻ
Bản Lác Mai Châu – Điểm đến thu hút rất nhiều các bạn trẻ

  Người dân bản Lác cũng đã biết làm du lịch, họ trưng bày những túi đồ thổ cẩm,chiếc khăn, quần áo, chiếc kè, sán,…để du khách khi đến đây có thể mua về làm quà lưu niệm. Đây được xem là điểm du lịch hấp dẫn đối với các bạn trẻ học sinh, sinh viên. 

8. Bảo tàng văn hóa người Mường

  Nằm ngay tại trung tâm của thành phố Hòa Bình, đây là một bảo tàng tư nhân do họa sĩ Vũ Đức Hiếu xây dựng nhằm lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường.

Bảo tàng văn hóa người Mường - nơi lưu giữ những hiện vật văn hóa Mường
Bảo tàng văn hóa người Mường – nơi lưu giữ những hiện vật văn hóa Mường

  Bảo tàng được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 5 ha vốn là địa bàn cư trú của người Mường cổ. Đúng như tên gọi đây là nơi trưng bày những hiện vật gắn liền với đời sống văn hóa của người Mường Hòa Bình.

9. Suối khoáng nóng Kim Bôi

Dấu mình giữa thung lung hoang sơ và kỳ vỹ, suối khoáng nóng Kim Bôi như một viên ngọc của du lịch Hòa Bình. Đến đây bạn sẽ được ngâm mình dưới dòng nước nóng tự nhiên chứa nhiều khoáng chất.

Suối khoáng nóng Kim Bôi - Điểm du lịch nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch
Suối khoáng nóng Kim Bôi – Điểm du lịch nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch

Sau những ngày bận rộn với những công việc, được trẫm mình xuống dòng nước ấm, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhàng, thư thoát.

10. Đèo Đá Trắng

  Nối hai huyện Mai Châu và Tân Lạc, đèo Đá Trắng hay đèo Thung Khe là một điểm “check in” được sự yêu thích của rất nhiều người bởi cảnh quan độc đáo, quanh năm trắng như tuyết, mây mù bao phủ càng khiến cho khung cảnh mờ ảo và khác lạ.

Đèo Đá Trắng manh vẻ đẹp kì lạ, gây sự thích thú đối với du khách
Đèo Đá Trắng manh vẻ đẹp kì lạ, gây sự thích thú đối với du khách

 Được biết, đây vốn là vùng núi đá vôi, trong quá trình phá núi mở đường, những mảng đá từ trên cao sạt xuống tạo nên màu trắng xóa khắp cả núi đồi.

 Cách đi du lịch Hòa Bình

 Bạn có thể chọn cách đi theo tour do các công ty lữ hành tổ chức, bằng xe khách, xe máy hoặc ô tô tự lái:

   Đi theo tour

 Bạn có thể gọi điện tới các công ty du lịch đặt tour theo yêu cầu hoặc tham khảo một số tour như:

  • Tour Hà Nội – Thủy điện Hòa – Đền Thác Bờ – Bản Ngòi – Mai Châu
  • Tour Hà Nội – Mai Châu – Mộc Châu
  • Tour Hà Nội – Thành Phố Hòa Bình – Bản Giang Mỗ

   Đi xe khách

Vì là tỉnh cửa ngõ của Tây Bắc, do vậy gần như tất cả các chuyến xe lên Tây Bắc đều sẽ đi qua Hòa Bình, bạn có thể tham khảo một nhà xe sau:

Một số chuyến xe di chuyển từ Hà Nội lên Hòa Bình
Một số chuyến xe di chuyển từ Hà Nội lên Hòa Bình

   Đi bằng xe máy

  Đây là lựa chọn được rất nhiều bạn trẻ hướng đến, vì khoảng cách từ Hà Nội đến Hòa Bình không xa nhưng các điểm du lịch lại khá xa nhau, do vậy việc chuẩn bị cho mình một chiếc xe thật tốt là điều cực kỳ quan trọng.

  Nếu đi Hang Kia thì bạn hãy nhớ mang thêm áo, vì nếu ở thành phố Hòa Bình trời nắng, nhiệt độ 27 – 28°C, thì lên tới Hang Kia chỉ còn có 18 – 19°C. Nhớ mang theo đều đủ giấy tờ vì khi đặt phòng bạn có thể sẽ dùng đến chúng.

Check In Việt Nam vừa chia sẻ tới bạn TOP 10 điểm du lịch Hòa Bình thú vị, bạn hãy lưu lại để sau này trải nghiệm nhé! Chúc các bạn có chuyến đi thặt vui vẻ và nhiều ý nghĩa!

 

One thought on “TOP 10 địa điểm du lịch Hòa Bình độc đáo nhất 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *