TOP 10 địa điểm du lịch Điện Biên nổi tiếng nhất 2021

Bao tang Chien Thang la cong trinh ky niem 60 nam chien thang Dien Bien Phu 1

  Nói đến du lịch Điện Biên tức là về với vùng đất có “Thiên nhiên hùng vĩ – Lịch sử hào hùng – Văn hóa độc đáo”. Du khách đến đây sẽ được thỏa sức khám phá cảnh sắc thiên nhiên kỳ vỹ của núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp độc đáo cảu những hang động,  hay tìm hiểu về trang sử vẻ vang của dân tộc, hòa mình vào không gian văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Điện Biên. Những năm gần đây, Điện Biên trở thành một điểm đến thu hút được rất đông du khách cả trong và ngoài nước . Hôm nay, Check In Việt Nam sẽ chia sẻ các nhưng địa điểm đẹp tại Điện Biên, nhưng món ăn ngon và thông tin mà khi đi du lịch Điện Biên nên biết nhé!

Giới thiệu về tỉnh Điện Biên

 Điện Biên nằm ở đâu? Lịch sử phát triển như thế nào?

 Nằm ở vùng Tây Bắc, Điện Biên cách Hà Nội khoảng 454 km về hướng Tây Bắc và cách khu du lịch Sa Pa 270 km về hướng Đông Bắc. Phía Bắc, Điện Biên giáp với Lai Châu; phía đông giáo Sơn La; phía Tây và Nam giáp Công hòa nhân dân Lào, phía Tây Bắc giáp với Trung Quốc. 

  Tên gọi Điện Biên xuất phát từ năm 1841, do vua Thiệu Trị đặt với ý nghĩa: “Điện” nghĩa là vững trãi, “Biên” tức là biên ải, “Điện Biên” nghĩa là vùng đất vững trãi vùng biên ải, và tên này được gọi đến bây giờ. 

  Là một vùng đất có lịch sử lâu đời, gắn với sự ra đời và phát triển của loài người Điện Biên còn có tên gọi là Mường Then hay Mường Thanh, nghĩa là “Xứ Trời”, gắn với “Quả bầu mẹ”, một truyền thuyết về sự xuất hiện của loài người.

Thời tiết, khí hậu và cảnh quan Điện Biên

  Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động bởi địa hình núi cao, mùa Đông đến muộn và kết thúc muộn, tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây (gió phơn) khô và nóng.

 Nhiệt độ trung bình năm  khoảng 21 –23oC, năm 2016 tại một số vùng cả Điện Biên nhiệt độ xuống dưới 0oC kèm theo tuyết. Đến mùa hè đến rất sớm, đầu mùa có chịu tác động của gió phơn Tây Nam. Cũng bởi diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã. Làm cho cảnh quan cũng có những sự khác biệt, làm tăng tính đa dạng phong phú cho hệ động thực vật của Điện Biên.

Con người và văn hóa 

  Với diện tích khoảng 9500 Km2, Điện Biên là nơi sinh sống của 33 dân tộc sinh sống bao gồm: Thái, Mông, Kinh, Dao,.. Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc có dân số đông nhất với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh. 

 Là vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, Điện Biên như một dải khăn vùng biên cương, được thêu dệt nên bởi những nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc tạo nên một chiếc khăn đa sắc màu, chứa đựng những tinh hoa, tinh túy, bản sắc của mỗi dân tộc từ hàng trăm hàng ngàn năm nay.

Giới thiệu về du lịch Điện Biên

  Điện Biên là tỉnh nhiều tiềm năng du lịch, trong đó tiền năng du lịch văn hóa – lịch sử được chú ý nhiều nhất. Trên mảnh đất Điện Biên anh hùng, mỗi địa danh, di tích đều gắn liền với những sự kiện, quá trình đấu tranh cách mạng. Nơi này đã thở thành một “địa chỉ đỏ”, thể hiện sự tri ân với thế hệ đi trước. mang tính giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần tô điểm, làm sáng thêm truyền thống yêu nước của mỗi người con đất Việt. Nổi bật trong hệ thống các di tích lịch sử phải kể đến Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ,, cứ điểm Him Lam, Độc Lập, đồi A1,… và gần đây Bảo tàng Chiến Thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách khi đến du lịch Điện Biên.

  Cảnh quan thiên nhiên của Điện Biên rất hùng vĩ nhưng không hề kém phần thơ mộng bạn có thể đến các điểm tham quan các điểm như hồ Pá Khoang, hang Mường Tỉnh, động Pa Thơm, động Xá Nhè, Khó Chua La, Pơ Răng Ky, Huổi Cang, Huổi Đáp, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, điểm ngắm mây Tằng Quái Bay,.. 

TOP 10 điểm Du lịch Điện Biên nổi tiếng nhất năm 2021

1. Khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên

  Đây là điểm di tích lịch sử cực kỳ quan trọng và thu hút khách khi đi du lịch Điện Biên. Bởi vì, nó mang ý nghĩa rất lớn đối với cả dân tộc Việt Nam ta. đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước, mở đầu thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, góp phần thúc đẩy quá trình tan rã từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”.

  Khu di tích này gồm có 45 di tích thành phần, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Một số di tích tiêu biểu của khu di tích như: 

  • Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ: 

  Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong khu rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Sau 3 lần chuyển địa điểm, Mường Phăng được chọn là nơi đóng quân cuối cùng của Bộ chỉ huy chiến dịch từ 31/01 đến 15/5/1954 với trên 20 lán làm việc và hầm trú ẩn của các bộ phận tham mưu, trải dài dọc theo con suối.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng

  Trong 105 ngày tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh, phương án tác chiến có tính chất quyết định dẫn đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954. Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Sở chỉ huy gồm: Các chòi gác, lán và hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, các cố vấn quân sự Trung Quốc, hầm thông tin liên lạc,..

  • Đồi A1 (Pháp gọi là Eliane 2)

  Đến tham quan đồi A1, ngoài việc được nghe các anh chị thuyết minh viên kể lại 36 ngày đêm gian khổ chiến đầu giành giật từng tấc đất, bạn còn được trải nghiệm “bữa cơm chiến sĩ”, tổ chức nấu cơm trên bếp Hoàng Cầm; đẩy xe đạp thồ chở hàng hóa; cùng chụp ảnh với bộ đội và dân công… 

Toàn cảnh ngọn đồi A1, nơi các chiến sẽ chiến đấu anh dung trong suốt 36 ngày đêm để giành từng tấc đất
Toàn cảnh ngọn đồi A1, nơi các chiến sẽ chiến đấu anh dung trong suốt 36 ngày đêm để giành từng tấc đất

 Ngoài ra tùy theo thời gian, du khách còn được giao lưu với các cựu chiến binh Điện Biên – những người từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, được nghe kể về trận đánh Điện Biên Phủ huyền thoại và cuộc sống của người lính trong chiến tranh.

  • Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

   Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hay còn gọi là hầm Đờ Cát là nơi tướng Đờ Cát ở và làm việc,  thuộc cánh đồng  Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên gồm vòm sắt, ván gỗ, bao cát. Đặc biêt, xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.

Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

  Ba điểm di tích trên là 3 nơi du khách nên đến nhất khi muốn tìm hiểu về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra, bạn có thể đến thăm các điểm khách như: Tượng đài chiến thắng, di tích đường kéo pháo hay đến các nghĩa trang Thành phố Điện Biên Phủ (hay còn gọi là nghĩa trang A1), nghĩa trang Him Lam và nghĩa trang Độc Lập để thắp một nén nhang cho các chiến sĩ nằm lại trên mảnh đất Điện Biên này.

2. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Được khánh thành ngày 5/5/2014 tại thành phố Điện Biên Phủ, bảo tàng chiến thắng là  công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014). Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ  một trong những công trình quy mô và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên.

Bảo tàng Chiến Thắng là công trình kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo tàng Chiến Thắng là công trình kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nơi đây đang trưng bày hơn 1.000 hiện vật, hình ảnh mô tả cụ thể diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm cho đến ngày tấn công cuối cùng vào cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào những ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), nhiều người đến thăm Điện Biên để hồi tưởng lại những giây phút hào hùng của dân tộc Việt Nam, để cảm thấy chân quý những khoảnh khắc hoà bình.

Vừa rồi, tại bảo tàng vừa hoàn thành bức tranh Paranoma (tranh toàn cảnh) về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch được tái hiện một cách sinh động, ví như một câu chuyện kể trận chiến; có trường đoạn, bi tráng, hào hùng và được giới nghệ thuật Việt Nam đánh giá là bức tranh lớn nhất Thế giới tính đến thời điểm này, là điểm thu hút du khách du lịch Điện Biên nói chung và bảo tàng Chiến Thắng nói chung trong thời gian sắp tới.

Một góc bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ
Một góc bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

3. Thành Bản Phủ – Đền thờ Hoàng Công Chất

 Thành Bản Phủ nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 8 km về phía Tây Nam. Thành do nghĩa quân Hoàng Công Chất xây dựng từ năm 1758 – 1762. Thành rộng hơn 80 mẫu, xây dựng theo một hình thế rất linh hoạt, tận dụng được những thuận lợi về thiên nhiên, địa hình tự nhiên, sau lưng là dòng sông Nậm Rốm, đường thành được đắp bằng đất, bên ngoài trồng tre gai vây kín. 

Thành Bản Phủ - Một điểm đến hấp dẫn du khách
Thành Bản Phủ – Một điểm đến hấp dẫn du khách

 Sau này, nhân dân đã xây dựng đền thờ Hoàng Công Chất bên trong khuôn viên Thành để tưởng nhớ công lao của vị chỉ huy tài trí đã cùng đồng bào các dân tộc của Mường Thanh đánh tan giặc Phẻ giải phóng Điện Biên năm 1754. Đây là điểm đến đang được rất nhiều khách du lịch quan tâm khi du lịch Điện Biên, nhất là vào dịp tổ chức lễ hội vào ngày 24 – 25/2 âm lịch.

4. Tháp Mường Luân – Chiềng Sơn

   Di tích Tháp Mường Luân, Tháp Chiềng Sơ nằm trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, được xây dựng từ thế kỷ XVI. Tháp chứa đựng những giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo, kiến trúc theo hình vuông, có hai phần, gồm bệ tháp và thân tháp, xung quanh có đắp nổi các họa tiết cách điệu như: hình hoa sen, chim bay, hoa lá, rồng cuốn, mặt trời… 

Tháp Mường Luân - công trình cho thấy tính nghĩa giữa hai nước Việt - Lào
Tháp Mường Luân – công trình cho thấy tính nghĩa giữa hai nước Việt – Lào

  Theo truyền thuyết kể rằng, trước đây Miến Điện (Myanmar ngày nay) đánh chiếm Lào, một số người dân vùng Thượng Lào đã sang lánh nạn tại các tỉnh biên giới Việt Nam, trong đó có Điện Biên. Sau khi chiến tranh kết thúc, một số người Lào đã định cư ở Điện Biên, và họ góp sức cùng nhau xây dựng nên Tháp Mường Luân như để tưởng nhớ về quê hương, sự biết ơn và tình đoàn kết  Việt – Lào giữa cơn binh đao, loạn lạc.

5. Các bản du lịch Cộng đồng tại Điện Biên 

 Điện Biên là mảnh đất cư trú của đồng bào 19 dân tộc, đến với Điện Biên là đến với vùng văn hóa hoa ban, nơi “Hoa ban nở thành người con gái Thái”; để tìm về những điệu múa khèn, múa xòe, múa sạp, để được trải nghiệm trong những homestay truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, thưởng thức nghệ thuật ẩm thực độc đáo của người dân địa phương với những món ăn dựa trên nguyên lý hòa hợp của âm dương, ngũ hành, nối dài ký ức về hương vị ẩm thực truyền thống của người Điện Biên.

Thưởng thức văn nghệ tại bản du lịch cộng đồng
Thưởng thức văn nghệ tại bản du lịch cộng đồng

 Hiện nay, ở thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận có 10 bản du lịch cộng đồng là bản U Va, bản Noong Chứn, Bản Noong Bua, bản Ten, bản Him Lam, bản  Phiêng Lơi, bản Che Căn, bản Pe Luông, bản Mớ và bản Mền. Nếu đã điến du lịch Điện Biên thì hãy vào thăm các bản nhé! Đó sẽ là những trải nghiệm vô cùng vui vẻ và thú vị tại vùng đất biên cương này!

6. Hồ Pá Khoang

  Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. Nằm cách thành phố Điện Biên hơn 30km theo hướng Đông Bắc, trên độ cao gần 1.000m so với mực nước biển. Hồ có diện tích mặt nước gần 600ha, với thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp với việc nghỉ dưỡng…trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều loài thú, động vật và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại.

Hồ Pá Khoang - "Người con gái Thái" xinh đẹp của du lịch Điện Biên
Hồ Pá Khoang – “Người con gái Thái” xinh đẹp của du lịch Điện Biên

  Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trùng trùng, những nếp nhà sàn xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Tất cả tạo nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người. Trước đây, trúc mọc rất nhiều qua những cánh rừng ở khu vực lòng hồ, có lẽ vì thế mà sau này, hồ đã được cải tên gọi Pá Khoang, theo tiếng Thái Có nghĩa là Rừng trúc.

  Hồ Pá Khoang được ví như “Người con gái Thái” xinh đẹp giữa một vùng thiên nhiên đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước Tây Bắc đại ngàn. Chính vì vẻ đẹp đó mà du lịch Điện Biên đang cố gắng phát triển, nuôi dưỡng “người con gái Thái” ấy, sắp tới Pá Khoang sẽ là điểm được đầu tư phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng.

7. A Pa Chải – Điểm cực tây tổ quốc

  Chinh phục A Pa Chải – Điểm cực Tây của Tổ quốc, Cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam – Lào -Trung Quốc, nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”, chính là hành trình chinh phục thiên nhiên, thể hiện lòng quyết tâm, ý chí và thể lực và mang lại cho du khách niềm tự hào, khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia ng niềm say mê trước vẻ đẹp phiêu bồng của vùng núi cao quanh năm mây phủ.

Nằm ở cực Tây của Tổ quốc, A Pa Chải là nơi một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe
Nằm ở cực Tây của Tổ quốc, A Pa Chải là nơi một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe

8. Đèo Pha Đin

  Đèo Pha Đin nằm trên Quốc lộ 6 từ Hà Nội đến Điện Biên, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Đèo Pha Đin dài 32km, có độ cao trung bình trên 1.200m, được mệnh danh là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Tây Bắc. Pha Đin tiếng Thái gọi là “Phạ Đin”, trong đó Phạ là “trời”, Đin là “đất” có nghĩa là nơi giao thoa giữa đất và trời. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Pha Đin là một tuyến giao thông huyết mạch để vận chuyển vũ khí, lương thực của Quân đội ta cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Pha Đin - Nơi gặp gỡ đất trời
Pha Đin – Nơi gặp gỡ đất trời

9. Động Pa Thơm  

  Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt – Lào, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ chừng 30km về phía Tây. Nơi đây được biết đến không chỉ là một vùng núi non hùng vĩ với những hang động tự nhiên, ẩn chứa trong lòng những nhũ đá hình thù huyền ảo, được thiên nhiên gọt dũa qua hàng triệu năm; những khu rừng nguyên sinh cây cối xum xuê, vươn mình soi bóng bên dòng Nậm Ngúa thơ mộng.

  Động Pa Thơm được nhân dân địa phương gọi động là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên Hoa). Động được khám phá cách đây khá lâu cùng với những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa.

Động Pa Thơm vẻ đẹp độc đáo cùng những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa
Động Pa Thơm vẻ đẹp độc đáo cùng những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa

  Ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, động Pa Thơm được bao bọc giữa khu rừng nguyên sinh rậm rạp, với thảm thực vật và sự đa dạng sinh học phong phú. Để đến được của động, du khách phải đi bộ một quãng đường dốc dài hơn 200m mấp mô đá với nhiều loại dây leo. Trên con đường này. du khách được hít thở khí trời trong lành, ngắm cảnh núi non trùng điệp, ngắm những nếp nhà sàn phía xa xa ở lưng chừng núi của người dân tộc thiểu số, nghe tiếng chim hót líu lo, suối chảy róc rách…

10. Các suối nước khoáng nóng thiên nhiên 

  Điện Biên – Điểm hẹn du lịch lý tưởng cho những du khách muốn hòa mình với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, khám phá những cảnh quan hùng vĩ, trải nghiệm nguồn nước khoáng hóng tinh khiết. Hiện nay, Điện Biên có các điểm nước khoáng nóng Uva, Hua Pe, Pe Luông, Bản Sáng đang được quan tâm đầu tư để trở thành các điểm du lịch mới thu hút khách du lịch Điện Biên.

Suối nước nóng U Van - điểm du lịch đang được khai thác của du lịch Điện Biên
Suối nước nóng U Van – điểm du lịch đang được khai thác của du lịch Điện Biên

 Các lễ hội tại Điện Biên

Lễ hội Hoa Ban

   Khi du lịch Điện Biên vào khoảng trung tuần tháng 3, bạn sẽ được tham gia vào Lễ hội Hoa Ban được tổ chức thường niên tại thành phố Điện Biên Phủ. Thời điểm này cũng chính là thời điểm gắn với sự kiện mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Lễ hội Hoa Ban là lễ hội lớn nhất tại Điện Biên, được sự quan tâm rất lớn của các tổ chức ban ngành và du khách mọi nơi
Lễ hội Hoa Ban là lễ hội lớn nhất tại Điện Biên, được sự quan tâm rất lớn của các tổ chức ban ngành và du khách mọi nơi

   Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phong phủ, hấp dẫn, truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Là dịp để du khách trải nghiệm những vẻ đẹp của mảnh đất, con người, văn hóa, lịch sử và chiêm ngưỡng Hoa Ban – Loài hoa tượng trưng của Điện Biên, Tây Bắc. 

Lễ hội Thành Bản Phủ

  Khi nhắc tới văn hóa lễ hội Điện Biên thì chắc chắn không thể không kể đến lễ hội Thành Bản Phủ được. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ đến công lao của vị lãnh tụ Hoàng Công Chất đã chiến đấu hết mình trong cuộc chiến với giặc Phẻ khi chúng chiếm đóng Mường Then – Điện Biên. Đồng thời cũng là để tưởng nhớ đến cả các vị tướng khác như tướng Khanh, tướng Ngải và toàn bộ nghĩa quân.

Lễ hội Thành Bản Phủ là lễ hội được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn của nhân dân mường Thanh tới vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất
Lễ hội Thành Bản Phủ là lễ hội được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất

  Hằng năm, cứ vào 2 ngày 24 – 25/2 âm lịch, lễ hội Thành Bản Phủ lại được tổ chức với các nghi lễ tái hiện lại những hình ảnh nghĩa quân và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian như: Kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, tung còn, thi nấu ăn, cùng nhiều các hoạt động đậm đà bản sắc. Đây là một trong những lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc mà bất cứ ai cũng không thể nào quên.

Lễ hội Hạn Khuống

  Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung. Lễ hội này được xem là một trong những nét văn hóa lễ hội Điện Biên cực kỳ thú vị khi du lịch Điện Biên.

  Lễ hội được tổ chức vào khoảng giữa của tháng 11 tức là thời điểm giữa mùa thu và mùa đông. Gồm các hoạt động văn hóa lành mạnh, có sự sáng tạo, vui chơi thông qua những lời hát chuyện kể với một không khí ấm cúng của người dân tộc Thái sinh sống tại Điện Biên. 

Lễ hội Hạn Khuống - một lễ hội đặc sắc cảu người Thái Đen
Lễ hội Hạn Khuống – một lễ hội đặc sắc cảu người Thái Đen

  Giữa một khoảng đất rộng, các nam thanh, nữ tú sẽ dựng một chiếc sàn cao chừng 1,5m với hàng rào bao quanh bằng loại phên mắt cáo và chỉ chừa ra khoảng không gian để ra vào sàn. Sau khi dựng xong, chỉ còn chờ khi trời tối, bếp lửa hồng lên là lễ hội chính thức bắt đầu. Tất cả thanh niên nam, nữ đến với lễ hội sẽ hát hò, tìm hiểu và làm quen với nhau. Và những màn hát đối đáp sẽ diễn ra cho tới tận khi trời sáng thì mọi người mới chia tay nhau để ra về.

Sắc màu chợ phiên

 Chợ phiên là một hoạt động thường xuyên của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến với những phiên chợ vùng cao Điện Biên bạn sẽ được thăm quan, trải nghiệm và mua sắm các sản phẩm thủ công truyền thông và một số sản phẩm nông nghiệp tại các tại các phiên chợ trên địa bàn các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé sẽ mang lại cho bạn những cảm nhận khác biệt về văn hóa vùng cao Tây Bắc.

Ảnh chụp tại phiên chợ vùng cao
Ảnh chụp tại phiên chợ vùng cao

  Các chợ phiên tiêu biểu bao gồm: Chợ Xá Nhè, huyện Tủa Chùa họp vào các ngày Mão và ngày Dậu; chợ Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa họp vào các ngày Tý và ngày Ngọ; chợ phiên thị trấn Tủa Chùa họp ngày Chủ nhật; chợ A Pa Chải, huyện Mường Nhé họp vào các ngày 3, 13, 23 dương lịch.

 Đến Điện Biên ăn gì?

  Là một vùng đất trù phú và đa dân tộc, khi đến du lịch Điện Biên, bạn sẽ được thưởng thức những món ngon đặc sản của vùng, đặc trưng của dân tộc. Vừa trải nghiệm văn hóa phong tục vừa kết hợp văn hóa ẩm thực là lựa chọn “tròn trịa” nhất khi du lịch Điện Biên.

Gạo Điện Biên

 Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lương thực thực phẩm thiết yếu như: gạo, ngô, khoai,… từ khắp các vùng quê Bắc Bộ ngày đêm cùng “đoàn binh xe thồ” tiến về  Điện Biên Phủ. Nửa thế kỷ sau, người ta lại tìm về mảnh ấy để thưởng được thứ gạo thơm dẻo, hạt gạo trắng tròn, đậm đà được trồng trên cánh đồng Mường Thanh – đó chính là gạo Điện Biên. 

Gạo Điện Biên - Thứ gạo thuốc hạng những gọi ngon nhất Việt Nam
Gạo Điện Biên – Thứ gạo thuốc hạng những gọi ngon nhất Việt Nam

 Hiện nay, gạo Điện Biên đã trở thành một loại gạo nổi tiếng, được đóng gói vẫn chuyển đến nhiều vùng miền trên cả nước, là món quà mà những vị khách đi du lịch Điện Biên về rất hay mua làm quà. Đến Điện Biên, bạn có thể dễ dàng mua chúng trực tiếp tại các khu chợ, cửa hàng,…giá cả rất phải chăng.

Gà đen Tủa Chùa

  Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào H’mông, tiếng H’mông gọi là Ka Đu. Cùng với người H’Mông sống với cuộc sống du canh du cư, song gà Ka Đu vẫn được lưu giữ, chăn nuôi qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quý, luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.

Gà đen Tủa Chùa
Gà đen Tủa Chùa

 Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi tập, kích thích các tế bào cơ phát triển, giảm tình trạng vỡ cơ, đau nhức cơ bắp và hàm lượng cholesterol (một dạng chất béo) thấp. Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.

Sâu Chít

  Đây là loại côn trùng sống trong thân của cây Chít. Để biết cây nào có sâu Chít, người thu hái sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa (đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh). Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, căng mọng sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy sẽ giữ cho sâu không bị biến chất.

Sâu Chít được chế biến thành nhiều món đặc sản của Điện Biên
Sâu Chít được chế biến thành nhiều món đặc sản của Điện Biên

  Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo. Điện Biện và các vùng Tây Bắc hiện nay rượu sâu Chít và thịt sâu  Chít là những thứ được tiêu thụ mạnh cho khách miền xuôi.

Rau hoa ban

  Sau khi kết thúc mùa hoa ban cũng là lúc những chồi non nảy nở đâm ra mạnh mẽ, báo hiệu cho ta biết đã đến lúc thưởng thức món rau hoa ban. Những búp ban mới chỉ có đôi lá sẽ được người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi phụ nữ Thái mới cảm nhận được một “mùa xuân của búp ban” ở nơi này.

Rau hoa ban xào tỏi
Rau hoa ban xào tỏi

Xôi nếp nương Điện Biên

  Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Xôi phải được đồ trong một cái chõ gỗ đặc biệt của người dân tộc Thái, xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Phải ngâm nếp trong nhiều giờ liền thì khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi được đồ rất kỳ công, phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm.

Xôi nếp nương Điện Biên kỳ công từ khâu trồng cho tới lúc đồ xôi
Xôi nếp nương Điện Biên kỳ công từ khâu trồng cho tới lúc đồ xôi

Pa Pỉnh Tộp (Cá Nướng)

  Là một có đông người Thái sinh sống, Pa Pỉnh Tộp của người Thái Điện biên đã trảo thành món ăn thu hút khách mỗi khi đến du lịch Điện Biên. Thực chất, đây là món cá suối nướng lật úp đây cũng là món ăn cổ truyền của dân tộc Thái vùng Tây Bắc đó cũng là món ăn đáng quý, rất được trân trọng của người dân tộc thái ở vùng cao Việt Nam.

Món Pa Pỉnh Tộp - món ăn mộc mạc giản dị thu hút thực khách
Món Pa Pỉnh Tộp – món ăn mộc mạc giản dị thu hút thực khách

Mỗi du khách khi đến với vùng cao như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái sẽ đều được thưởng thức món đặc sản của người dân tộc thái này, trong thời tiết se lạnh của mùa đông gia đình bạn bè ngồi quây quần bên nhau mà có món này thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.

Thịt trâu gác bếp

  Đây cũng là đặc sản của vùng núi Tây Bắc, Thịt trâu gác bếp (hay còn gọi là thịt trâu khô, thịt trâu hun khói, trâu sấy) là món ăn truyền thống mang phong cách ẩm thực của dân tộc Thái. Với hương vị đậm đà và mùi thơm hấp dẫn, thịt trâu Tây Bắc không chỉ là món ngon chiêu đãi gia đình mà còn là món quà độc đáo, ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè trong dịp tết đến, xuân về…

Thịt trâu gác bếp - đặc sản vung Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp – đặc sản vung Tây Bắc

Giá của thịt trâu gác bếp khoảng 800.000 – 1.000.000 VNĐ/kg, có túi dạng 0.5kg thì khoảng 400.000 – 500.000 VNĐ.

Chẩm chéo

  Đây là một loại gia vị miền Tây Bắc, đã đi vào huyền thoại và không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái Đen. Chẩm chéo được làm chủ yếu từ quả Mắc Khén. Mắc, theo tiếng Thái, có nghĩa là quả. Nhưng còn Khén thì không hề có chữ gì đồng nghĩa hay cả trong ngôn ngữ bản địa. Bởi vậy mắc khén mãi mãi sẽ là một tên riêng, tự nhiên tồn tại như chính bản thân núi rừng hoang dã, bí hiểm mà cũng quá đổi quen thuộc với con người.

Chẩm chéo - một loai gia vị làm lên sức hấp dẫn cho các món ăn
Chẩm chéo – một loai gia vị làm lên sức hấp dẫn cho các món ăn

  Thực tế Mắc Khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu. Người chốn sơn lâm chỉ việc lên sườn núi, tìm những cành Mắc Khén chín về phơi khô rồi xoa cho quả rời cành.

 Vậy là Check In Việt Nam đã chia sẻ tới bạn những thông tin về du lịch Điện Biên. Bạn cảm thấy sao về vùng đất này? Để có được những cảm xúc chân thật nhất, hãy đi trải nghiệm thực tế. Chúc các bạn có chuyến tham quan bổ ích, thú vị và nhiều niềm vui.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *