Mỗi khi nhắc đến du lịch Yên Bái, người ta sẽ không khỏi nghĩ ngay đến những thửa ruộng bậc thang chín vàng – là kỳ quan lao động của đồng bào các dân tộc vùng cao. Nhưng ngoài những thửa ruộng ấy, Yên Bái còn có những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng người Thái, người Mông náu mình giữa rừng núi Tây Bắc và những trang sử đấu tranh hào hùng của người dân Yên Bái qua các thời kỳ lịch sử. Hôm nay, Check In Việt Nam sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần biết trước khi đi du lịch Yên Bái nhé!
Giới thiệu về tỉnh Yên Bái
Yên Bái ở đâu? Lịch sử hình thành như thế nào?
Yên Bái là một tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150Km, là “cửa ngõ phên dậu” vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc – Tây Bắc. Dải đất này lắng đọng bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt, do vậy các nhà nghiên cứu khẳng định mảnh đất Yên Bái là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hóa phát triển liên tục và khá rực rỡ.
Xa xưa, đây đã là một bộ phận của Tổ quốc. Thời các vua Hùng thuộc Tân Hưng, thời Lý thuộc Châu Đăng, thời Trần trong lộ Quy Hóa, thời Lê đến thời Nguyễn nằm trong phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX nhân dân các dân tộc Yên Bái đã góp phần không nhỏ bảo vệ triều Lê, chống họ Mạc cát cứ và sự cướp bóc của “giặc giã”. Những năm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, các tù trưởng và nhân dân Yên Bái đã giúp vua tôi nhà Trần không ít lần.
Khi nước ta đang bị thực dân pháp bóc lột, trà đạp, thì Yên Bái là nơi diễn ra khởi nghĩa Yên Bái, do Nguyễn Thái Học đứng đầu. Tuy không giành được kết quả như mong đợi, nhưng khởi nghĩa đã cho thấy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp. Cảm thương trước sự ra đi của các anh hùng, nhà thơ Nguyễn Ngọc Huy đã sáng tác bài thơ “Ngày tang Yên Bái”:
“Việt Nam muôn năm!” Một đầu rơi rụng
“Việt Nam muôn năm!” Người kế tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.
– Trích đoạn –
Thời tiết, khí hậu và cảnh quan thiên nhiên
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 – 23oC; (cao nhất từ 37-39oC, thấp nhất từ 2- 4oC). Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu khác nhau, tạo ra những quan đa dạng và phong phú.
Văn hóa và con người
Yên Bái cũng là vùng có nhiều dân tộc sinh sống lâu đời, hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là nơi cư trú và sinh sống của 30 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng tạo cho Yên Bái một nền văn hóa đa dạng và phong phú, đậm đà tinh hoa dân tộc.
Giới thiệu về du lịch Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi, có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Thác Bà, thác Pú Nhu, hồ Đầm Hậu, rừng Tà Xùa, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu… đó là những tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học,rất thích hợp với việc phát triển các khu nghỉ sinh thái, hệ thống các nhà nghỉ đơn lập kiến trúc vùng cao, các khu sinh cảnh…
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời phục vụ cho du lịch văn hóa – tâm linh, như Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Khu chùa – Đền Hắc Y – Đại Cại, Đền Thác Bà, Động Hương Thảo, Chùa Ngọc Am… cùng với văn hóa ẩm thực của các dân tộc và kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú như múa xòe, múa khèn, hát giao duyên… là yếu tố thu hút khách du lịch trong nước ngoài nước.
TOP 10 địa điểm du lịch Yên Bái hấp dẫn nhất 2021
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Khi nhắc đến du lịch Yên Bái thì không thể không nhắc tới những thửa ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải diện tích với 2.300 ha. Từ lúc bắt đầu bước chân đến đâu, chúng ta đi trên những con đường bổ ngang núi, hai bên đường là các ruộng bậc thang xếp chồng hết thử này đến thửa khác tít cho đến đỉnh. Mỗi năm khi đến mùa lúa chín, Mù Cang Chải lại tất bật đón du khách từ mọi miền đến để chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp độc đáo của kỳ quan ruộng bậc thang được làm từ chính bàn tay lao động Mù Cang Chải trừ hàng trăm ngàn năm nay.
Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp trong danh mục khu di tích – danh thắng cấp Quốc gia và cũng được báo chí Mỹ ca ngợi là có vẻ đẹp ngoạn mục, tinh tế nhất trên thế giới. Đây là địa điểm thu hút rất đông đảo khách du lịch, nhiếp ảnh gia, là địa chỉ chụp ảnh đẹp không thể bỏ lỡ khi du lịch Yên Bái,
Cánh đồng Mường Lò
Từ xưa, đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc có câu nói rất hay “ Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc” , câu nói ý chỉ 4 cánh đồng trù phú nhất của vùng Tây Bắc đó là cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên, Mường Lò ở Yên Bái, Mường Than ở Lai Châu và Mường Tấc ở Sơn La.
Cánh đồng Mường Lò chính là thuộc Nghĩa Lộ, Yên Bái. Đây là nơi sinh sống của 10 dân tộc anh em, tạo ra một vùng văn hóa đặc sắc cho vùng đất này. Đến Mường Lò bạn sẽ được hòa mình vào những điệu xòe cổ, cùng nắm tay nhau nhảy múa nhịp nhàng uyển chuyển theo nhịp của tiếng cồng chiêng, tiếng khèn.
Chè Shan Tuyết – Suối Giàng
Những cây chè Shan Tuyết này được trồng ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, Yên Bái. Có thể tả lại loại chè này theo câu nói mà người dân, du khách hay truyền tai nhau đó là chè Shan Tuyết “năm cực”. Thứ nhất đó là “Cực khổ” – ý chỉ khi trồng và thu hái. Thứ 2 là “cực sạch” – vì chè này được trồng ở vùng có điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng.
Thứ 3 là “cực hiếm” – vì sản lượng ít. Đến nay, dù đã tăng thêm diện tích trồng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp. Thứ 4 là “cực ngon” – với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và cuối cùng vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên, có thêm “cực đắt”. Nếu chuẩn bị đi du lịch Yên Bái, hãy sắp xếp thời gian của mình để đến thăm những cây chè cổ thu tới hàng trăm năm tuổi tại đây nhé!
Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, và thứ 2 Việt Nam (sau hồ Dầu Tiếng). Hồ được hình thành khi chặn dòng sông Chảy để xây thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971.
Khu du lịch danh thắng hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha, với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ được bao bọc bởi dãy núi hùng vĩ và nhiều hang động kỳ thú như: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, núi Cao Biền, núi Chàng Rể và được gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi”. Nơi đây có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái với quy mô lớn, là điểm sẽ thu hút khách tới du lịch Yên Bái trong tương lai.
Rừng Tà Xùa
Có lẽ đọc đến đây nhiều người thắc mắc, Tà Xùa là ở Sơn La cứ nhỉ? Thực chất, đúng là có xã Tà Xùa và khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La. Nhưng đỉnh núi Tà Xùa không nằm ở Sơn La mà nằm ở bản Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, tức là sườn phía đông của dãy.
Đến đây bạn sẽ được nhìn tận mắt nhìn thấy những loài rêu, cỏ, dương xỉ, phong lan… sống cộng sinh, ký sinh trên thân gỗ, trên cả đá. Chúng đã nhận hơi ấm, chất dinh dưỡng từ sương, mưa và không khí hay chính những mảnh vụn tích tụ xung quanh để sống và tạo ra một khu rừng độc đáo. Tuy là nước nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng khu rừng với thảm thực vật kiểu này rất hiếm ở Việt Nam.
Chợ đá quý Lục Yên
Trong các tour du lịch Yên Bái, thường các công ty du lịch sẽ phải thiết kế cho du khách dạo chơi khoảng nửa ngày ở chợ đá quý Lục Yên, vì ở đây, du khách sẽ bị cuốn vào những loại đá quý, đẹp lung linh. Chợ đá quý Lục Yên họp tại một địa điểm khá đẹp nằm ở góc hồ nước lung linh ở Thị trấn Yên Thế. Các sản phẩm đá quý ở chợ Lục Yên khá đa dạng về giá cả cũng như mẫu mã. Có cả những viên đã được chế tác với hình khối tuyệt đẹp để làm mặt nhẫn, mặt dây chuyền, làm tranh. Nhưng dù ở dạng nào, những thứ hàng được bán ở cái chợ này đều khoe sắc lung linh.
Nói là chờ đá quý nhưng ở Lục Yên lại không có tính “chợ búa” chút nào. Khách mua hàng nào thì xem, có thể trả giá, họ sẽ không cằn nhằn hay khó chịu. Lục Yên cũng là nơi duy nhất trong cả nước có nghề làm tranh đá quý. Tại đây, bạn cũng có thể tìm hiểu về nghề làm đá quý cũng như được thấy những bức tranh quý trị giá vài trăm triệu đồng. Và hơn hết, đây là một điểm đến của bạn trong hành trình ở Đất ngọc Lục Yên, sự thú vị này không có ở bất kỳ tour du lịch nào.
Trạm Tấu
Là một huyện giáp ranh với điểm du lịch ở Tà Xùa – Sơn La. Trạm Tấu thường là điểm du lịch được kết hợp với chương trình đi cùng “Sống lưng khủng Long”. Khi đến Trạm Tấu, bạn có thể khám phá các bản làng như Bản Mù, bản Cu Vai; hay trekking lên đỉnh Tà Chì Nhù, núi Phú Lương, đỉnh Tà Xùa; đặc biệt là tắm suối khoáng nóng.
Ở Trạm tấu có một số suối khoáng được rất nhiều khách du lịch chú đó Suối khoáng nóng Cường Hải. Đến đây bạn vừa có thể ngâm mình dưới nước khoáng nóng, vừa nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang, khung cảnh bình yên, trong xanh của Trạm Tấu.
Bản Ngòi Tu
Nằm ở ven hồ thủy điện Thác Bà, làng văn hóa, cách thành phố Yên Bái khoảng 45Km. Đến đây, bạn có thể thăm bản làng người Dao trên những chiếc xe đạp, tìm hiểu về nghề đan rọ tôm và nghề dệt thổ cẩm của người dân bản địa.
Ngòi Tu là nơi sinh sống của người Dao quần trắng, với nhiều nét văn hóa độc đáo. Đến đây, bạn còn có thể tham gia vào những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương như: lễ cấp sắc, nhảy lửa, chơi các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co. Những món ăn bạn nên thưởng thức tại Ngòi Tu: cơm nương, hoa chuối rừng nộm, thịt gà nấu măng chua, gỏi cá, tôm nộm…
Đèo Khau Phạ
Đây là con đèo bạn chắc chắn phải đi qua khi muốn đến với Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ, cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, đèo Mã Pì Lèng là 4 con đèo nguye hiểm như cung không kém phần hùng vỹ, được gọi với 1 danh hiệu lừng danh là “tứ đại đỉnh đèo” nơi rẻo cao Tây Bắc. Đèo Khau Phạ có chiều dài khoảng 32km, nằm ở độ cao 1.200m, thuộc địa phận của tỉnh Yên Bái. Đây chính là con đèo phân chia ranh giới giữa huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải. Theo tiếng dân tộc, đỉnh núi này có nghĩa là “Sừng Trời” – chiếc sừng núi nhô lên tận trời, quanh năm sương mù luôn phủ trắng đỉnh đèo.
Hiện nay, ở trên đỉnh đèo mới có thêm một loại hình dịch vụ du lịch mới, đó chính là nhảy dù lượn. Từ trên đỉnh đèo, bạn nhìn thấy thung lũng Tú Lệ phía dưới, mùa lúa chín, khi tham gia nhảy dù, bạn sẽ được bay trên những cánh đồng lúa chín vàng, ngắm nhìn khung cảnh kỳ vĩ.
Bản Lìm Mông, Lìm Mông
Nếu có thời gian, bạn hãy đến thăm hậu bản Lìm Mông và Lìm Thái thung lũng Cao Phạ, đây là hai bản rất thu hút khách du lịch đặc biệt là lúc mùa cốm. Bản Lìm Thái là của người Thái, muốn vào bản Lim Mông của người Mông ta phải qua bản Lìm Thái trước. Đến hai bản này ban sẽ được thả mình vào khing cảnh bình yên giữa thiên nhiên hùng vỹ.
Tuy nhiên, đường vào bản Lìm Mông hơi khó đi, nhưng lại được các “dân phượt” rỉ tai nhau chinh phục. Tương lai sắp tới, dưới sự đầu tư và hỗ trợ của địa phương, hai bản sẽ là điểm nhấn tiếp theo trong chương trình du lịch Yên Bái.
Du lịch Yên Bái nên ăn gì?
Đến Yên Bái tham quan thôi thì chưa đủ, bạn phải thưởng thức những món ăn đặc sản tại đây thì mới chuyến đi của bạn mới trọn vẹn. Nổi bật trong các món đặc sản của Yên Bái phải kể đến món xôi và cốm Tú Lệ được trồng ở dưới thung lũng Tú Lệ huyện Văn Chấn, xôi trứng kiến, xôi ngũ sắc, thịt trâu gác bếp, bánh chưng đen Mường Lò, Pả Nặm, lạp xưởng, muồm muốn rang, măng sặt,..
Cốm Tú Lệ – Một thứ cốm không tìm được ở bất kỳ đâu ngoài Tú Lệ – Yên BáiĐến du lịch Yên Bái, đừng ngần ngại mà hãy thử những nét ẩm thực tại đây, cùng bà con trong bản nhâm nhi chén rượu mừng khách, nghe bà con kể những câu chuyện, truyền thuyết của dân tộc mình, chắc hẳn đó sẽ là những trải nghiệm khó quên tại vùng đất Yên Bái này.
Cách di chuyển đến Yên Bái
Đi theo tour:
Hiện nay, có rất nhiều những tour du lịch Yên Bái, bạn có thể gọi điện tới các công ty du lịch đặt tour theo yêu cầu hoặc tham khảo một số tour như:
- Tour Hà Nội – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải
- Tour Hà Nội – Yên Bái – Thác Bà – Mù Cang Chải
- Tour Mù Cang Trải – Trạm Tấu – Nghĩa Lộ
Đi xe khách:
Lựa chọn di chuyển bằng xe khách sẽ giúp bạn bớt mệt hơn so với việc di chuyển bằng xe máy, nhưng chúng ta sẽ phải di chuyển theo đúng thời gian, nếu không sẽ bị lỡ chuyến.
Đi bằng xe máy
Đây sẽ là lựa chọn cho những ai có sức khỏe, và tay lái cứng. Bạn sẽ cần chuẩn bị một số thứ như:
- Một chiếc xe thật tốt, bạn nên đem đi kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc từ phanh, đèn,…
- Chuẩn bị xăm, bộ kít, bơm tay dự phòng để tránh xe hỏng dọc đường.
- Giấy tờ cá nhân đầy đủ. Có thể bạn sẽ cần để thuê homestay hoặc lều trại, thuê xe máy trong chuyến đi này.
- Áo mưa và áo ấm: Ngoài chống mưa, áo mưa còn là thứ giúp bạn chóng lạnh rất hữu dụng. Chúng ta sẽ không thể biết thời tiết sẽ thay đổi thất thường như thế nào nên đây là những thứ thiết yêu bạn cần đem theo.
- Sạc pin dự phòng, máy ảnh (nếu có)
- Thiết bị chỉ đường: Hầu hết trên các Smartphone đều có các ứng dụng chỉ đường, nhưng nếu trong trường hợp đi vào những điểm không có mạng hãy chuẩn bị cho mình một tấm bản đồ và bật công tắc Google Map chạy bằng cơm.
Check In Việt Nam vừa chia sẻ tới bạn nhưng thông tin cần biết trước khi đi du lịch Yên Bái, hãy bỏ túi để hết dịch đi nhé! Chúc bạn có chuyến đi thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa!